trongtanviet.com
Quảng cáo
qc phải

LÀNG NGHỀ TRỐNG ĐỌI TAM

LÀNG NGHỀ TRỐNG ĐỌI TAM

LÀNG NGHỀ TRỐNG ĐỌI TAM
Tìm hiểu về thiên nhiên, địa lý và lịch sử phát triển của làng nghề trống Đọi Tam. Làng nghề trên 1000 năm tuổi gắn bó với nghề làm trống gỗ truyền thống. Cách sản xuất ra những chiếc trống trường học, trống đình chủa, trống múa lân đa dạng và chất lượng.

 

Làng Nghề Truyền Thống 1000 năm tuổi

 

Trong muôn vàn những bộn bề lo toan của cuộc sống hiện đại, đã khi nào bạn dừng chân tại một làng quê thanh bình, yên ả, và tìm hiểu về một nghề truyền thống hơn 1000 năm tuổi chưa. Và chắc chắn những điều kỳ thú sau đây sẽ xứng đáng với chút thời gian các bạn bỏ ra để đến với làng nghề làm trống Đọi Tam, cả một kho tàng kiến thức đặc sắc cuốn hút đến kỳ lạ.

 

Tiếng trống thúc giục đoàn quân Tây Sơn đứng lên đẩy lui quân thù, tiếng trống hội rền vang Hà Nội trong ngày khai lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tất cả bắt nguồn từ làng nghề truyền thống trống Đọi Tam.

trống đọi tam

Dàn trống hội 1000 năm Thăng Long - Hà Nội do làng nghề trống Đọi Tam sản xuất

 

Chúng ta hãy cùng trở về làng trống Đọi Tam Hà Nam - nơi có nghề trống cổ truyền hơn một ngàn năm tuổi cũng là nơi sản xuất trống lớn nhất nước ta. Đến làng Đọi Tam cách một quãng đường gần 100km từ trung tâm thành phố Hà Nội, chúng tôi không một phút nghỉ chân mà ngay lập tức bắt đầu hành trình đi tìm hiểu về mảnh đất kỳ thú này. Xã Đọi Sơn là vùng đất chiêm trũng có một ngọn núi Đọi nằm ngay chính giữa, bao quanh là những làng quê gắn bó với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước lâu đời.

 

Ngôi chùa trên đỉnh núi Đọi Sơn

Tại xã Đọi Sơn có ngôi chùa đã gần 1000 năm tuổi. Theo sách sử ghi chép lại, năm 1054, Vua Lý Thánh Tông cùng Vương Phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng nên chùa Diên Linh tự nằm trên ngọn núi Đọi Sơn. Quy mô chùa nằm trên ngọn núi Đọi Sơn với diện tích là 2 Hecsta. Hơn 300 năm sau chùa được xây dựng thêm tháp Sùng Thiện Diên Linh, và tấm bia đá cũng mang tên Sùng Thiện Diên Linh với nội dung khắc trên bia chủ yếu ca ngợi tài trí của vua Lý Nhân Tông thời bấy giờ.

 

Đến thế kỷ XV giặc minh sang xâm lược nước ta, chúng kéo tới phá hủy hoàn toàn chùa và tháp, riêng tấm bia Sùng Thiện Diên Linh quá lớn chúng không sao phá được nên lật đổ lăn xuống bên cạnh núi. Mãi tới cuối thế kỷ XVI nhân dân mới chung tay xây dựng lại chùa. Trên tấm bia Sùng Thiện Diên Linh có ghi lại việc đó với nguyên văn như sau: “dựng lại bia đổ, bắc lại xà nhà và những chỗ tường hư hỏng, làm cửa xây tường khiến cho sau hơn 500 năm, một nơi thắng cảnh trong chốn tùng lâm lại được mới mẻ" (Bài văn khắc mặt sau bia Sùng Thiện Diên Linh).

Chùa long đọi sơn

Chùa Long Đọi Sơn nằm trên đỉnh núi Đọi

 

Từ đó tới nay qua nhiều lần trùng tu kỳ công nên ngôi chùa vẫn giữ được vẻ cổ kính lâu đời. Đã ngót 1000 năm trôi qua chùa Long Đọi Sơn vẫn cùng đất nước và con người Việt Nam ta chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, đứng sừng sững giữa trời đất làm rung động lòng người.

 

Trạng Sấm – Ông Tổ Nghề Làm Trống

Như một câu truyện cổ tích, nghề làm trống đã bắt đầu thế này: Một ngày nọ cách đây đã hơn 1000 năm, hai anh em húy là Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Đạt trên đường tìm mảnh đất sinh nhai, khi đi qua làng Đọi Tam thấy nơi đây nhà nào cũng trồng mít, quả chín thơm lừng mà gỗ mít vàng ươm chắc chắn sử dụng sẽ rất bền. Sẵn có nghề trong tay hai anh em quyết định chọn nơi này làm chốn định cư hành nghề”

 

Để khuyến khích người dân nơi đây đẩy mạnh nền nông nghiệp lúa nước nên năm 986 vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông. Hay tin Vua về làng cụ Năng và cụ Đạt nghĩ cách chào mừng nhà vua. Hai cụ đốn hạ cây mít cổ thụ và thịt con trâu mộng ghép thành quả trống to để đánh trống đón vua. Đó là lần đầu tiên dân làng nghe thấy tiếng trống rền vang như sấm đến vậy. Về sau này người dân làng Đọi Tam được hai cụ truyền cho những bí quyết làm trống nghề làm trống Đọi Tam có từ ngày đó. Người dân nơi đây có thờ hai cụ và tôn làm Trạng Sấm. Đền thờ hai cụ nằm ngay sát chân núi Đọi Sơn.

.Đền Thờ Trạng Sấm

Đền thờ trạng Sấm tại làng Đọi Tam

 

Cũng có một câu truyện nữa kể về những người thợ làng nghề trống Đọi Tam như sau: Vào một lần vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La khi đoàn thuyền rồng đi qua sông Đáy và rẽ vào sông Châu Giang để thông ra sông Hồng đến đoạn chân núi Đọi thì người dân làng Đọi Tam mang trống ra gõ mừng. Vua lấy làm hài lòng bèn mang theo một số thợ làm trống làng Đọi Tam lên kinh đô mới. Có lẽ vì vậy mà phố hàng Trống thuộc kinh thành Thăng Long được lập ra từ đó.

 

Dù no dù đói cũng giữ lấy nghề

Đến đây các bạn đã có thể thấy được sự ra đời của nghề làm trống Đọi Tam như thế nào. Nhưng để mà phát huy, gìn giữ cái nghề nghiệp tổ tiên truyền lại qua hơn 1000 năm thăng trầm lại là một câu chuyện khác. Một câu chuyện về những khó khăn mà làng trống Đọi Tam phải vươn lên để tồn tại những hơn 1000 năm. Và bây giờ họ vẫn đang tiếp tục viết lên câu chuyện lịch sử này.

Gặp được ông Đinh Văn Bục – Người thợ làm trống với hơn 50 năm kinh nghiệm nay ông đã chuyển sang công việc hương khói và trông nom đền thờ trạng Sấm. Ông kể: “Khó khăn nhất trong những năm tháng bám trụ với nghề làm trống của tôi có lẽ là những năm 1975 - 1985 khi đất nước mới được giải phóng và đang bắt đầu xây dựng kinh tế.

Chúng tôi những anh em thợ trống với gánh đồ nghề trên vai đi bộ khắp các tỉnh thành ngoài Bắc. Vì đất nước còn khó khăn, nhân dân còn bữa no bữa đói nên cũng không có mấy ai cần đến trống nữa. Có khi cả tháng trời đi gồng gánh đi bộ cũng không ai thuê làm trống cả. Đi tới làng nào chúng tôi lại xin nghỉ nhờ tại sân đình, tam quan chùa. Nhiều đêm nằm vắt tay lên trán dưới ánh trăng vằng vặc mà không biết nghề của ông cha để lại sẽ đi về đâu.

 

Khó khăn là thế nhưng những người thợ làm trống chúng tôi chưa ai dám nghĩ đến việc bỏ nghề. Các chú thử nghĩ mà xem, ông cha đã truyền nhau nghề làm trống đến 1000 năm nay thì chẳng lẽ đến chúng tôi lại buông bỏ sao được. Như vậy thì làm sao dám ngẩng đầu lên nhìn bàn thờ ông bà tổ tiên nữa”. Nghe ông Bục kể đến đây chúng tôi đã phần nào hình dung được lòng yêu nghề và tận tâm dường như đã ngấm vào máu mỗi người dân làng nghề trống Đọi Tam.

Vượt qua những khắc khổ đó, ngày nay làng nghề trống Đọi Tam đã dần ổn định và có cuộc sống khá giả hơn. Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất trống để giảm bớt sức lao động con người cũng như giảm giá trống Đọi Tam. Theo tôi tìm hiểu từ trước thì nhiều nhà đã đi khắp các tỉnh thành trên cả nước để mở những cửa hàng bán trống, những cơ sở làm trống mang tên trống Đọi Tam. Từ bắc chí nam đâu đâu cũng có cửa hàng trống do những người Đọi Tam lập nên.

 

Trống được làm ra thế nào?

Nói đến cách làm trống chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến những người thợ trống Đọi Tam sản xuất ra một chiếc trống hoàn thiện. Để làm ra một chiếc trống hai nguyên liệu chính là gỗ mít và da trâu.

Da trâu được lựa chọn từ những con trâu già, và da trâu cái dai hơn và mềm hơn da trâu đực nên thích hợp để làm trống và sẽ cho trống có được độ bền và âm thanh tốt nhất. Sau đó da trâu sẽ được nạo bớt phần mỡ thừa cho đến khi đạt độ dày nhất định. Ở công đoạn này những người thợ cần có kinh nghiệm rất nhiều năm mới thực hiện được bởi vì từng bộ phận con trâu có độ dày mỏng khác nhau. Vì thế thợ làm trống phải biết chỗ nào cần nạo nhiều, chỗ nào nạo ít để có tấm da trâu đều đặn.

Nạo Da Trâu

Da trâu được nạo hết phần mỡ thừa sau đó mang phơi khô

 

Sau đó da trâu sẽ được mang phơi khô và đó là công đoạn cuối cùng của việc chuẩn bị da trâu.

 

Gỗ mít được chọn từ những cây mít già, mít càng già tiếng trống càng đanh và càng có hồn trống. Và cũng có rất nhiều lý do để gỗ mít được sử dụng làm trống và làm trống chỉ sử dụng gỗ mít chứ không thể là loại gỗ nào khác. Người làng nghề trống Đọi Tam có câu “Gỗ mít đánh ít kêu nhiều” để nói nên tính chất quan trọng đặc biệt của gỗ mít trong việc làm trống. Gỗ mít sau khi được đốn hạ sẽ đem xẻ ra thành những tấm gỗ có độ dày từ 7-15 cm tùy thuộc vào mục đích sử dụng làm trống gì. Sau đó sẽ được phơi khô. Đặc biệt một điều gỗ mít rất dẻo dai nên dù có phơi ngoài nắng cũng ít bị cong vênh, nứt vỡ. Gỗ mít đã phơi khô sẽ được xẻ nhỏ hơn thành từng thanh gỗ còn được gọi là tang trống. Mỗi tang trống có độ cong và độ dài, độ dày nhất định tùy theo kích thước từng quả trống.

Tang Trống

Tang trống được xẻ từ gỗ mít

 

Sau khi xẻ thành từng tang trống thì những người thợ sẽ tiến hành ghép thân trống. Công đoạn này đòi hỏi phải có tay nghề cao để những thanh tang trống ghép được vừa khít với nhau mà thân trống phải thật tròn và cân xứng.

Sau đó thân trống sẽ được bào nhẵn và tiến hành bưng mặt trống. Việc bưng mặt trống sử dùng dây thừng và kích để làm căng mặt da trâu. Mặt da sau đó sẽ được cố định lên thân trống bằng đinh tre già. Công việc này đòi hỏi những người thợ trống Đọi Tam phải có đôi tai nhanh nhạy trong việc chỉnh âm thanh của trống đạt tới mức độ chuẩn chỉ nhất.

Bưng trống

Bưng trống đòi hỏi người thợ phải có cảm nhận tiếng trống thật tốt

 

Nếu không lấy được tiếng trống, âm trống không vang vọng thì những người thợ làm trống phải làm chiếc trống mới hoàn toàn, không thể sửa chữa được. Từ đó chúng ta mới thấy được để làm ra một quả trống không hề đơn giản như vẻ bên ngoài của nó. 

 

Những sản phẩm trống gỗ

Nhờ được người dân trong làng chỉ dẫn, chúng tôi đã có mặt tại cơ sở sản xuất trống Tân Việt – một xưởng sản xuất quy mô lớn nằm giữa làng Đọi Tam. Dù đang tất bật với công việc nhưng anh Phạm Chí Tân – chủ cơ sở sản xuất vẫn bớt chút thời gian đón tiếp chúng tôi nhiệt tình. Qua lời giới thiệu của anh Tân chúng tôi được biết cơ sở làm trống đang trong thời gian đẩy mạnh sản xuất để phục vụ cho nhu cầu trống trường học chuẩn bị ngày khai giảng.

Hơn nữa cũng sắp vào mùa trung thu, mùa trống múa lân nên nhiều hôm xưởng sản xuất trống phải làm việc tới khuya. Tôi đi tham quan một vòng xưởng sản xuất thì thấy rất nhiều các loại trống đã được hoàn thiện xếp chồng lên nhau. Một góc xưởng là trống trường học sơn đỏ với nhiều kích thước trống từ nhỏ tới lớn, theo đó trống trường học được phân loại thành trống trường tiểu học, trống trường trung họctrống trường đại học.

Trống trường học

Trống trường học tại cơ sở sản xuất trống Tân Việt

 

Lạ lẫm hơn là mẫu trống múa lân mà người dân miền nam hay sử dụng trong những dịp tổ chức múa lân hoặc trong những ngày rằm trung thu. Mẫu trống múa lân khác với các loại trống khác vì chỉ được bịt một mặt. Đó cũng là đặc trưng riêng để tiếng trống múa lân hoàn toàn khác với tiếng trống trường học hay tiếng trống chùa.

Trống múa lân

Mẫu trống múa lân vô cùng đặc sắc

 

Ấn tượng nhất trong các sản phẩm trống tại xưởng sản xuất của anh Tân có lẽ là những chiếc trống chùa bát nhã thân trống trạm khắc tinh tế và được đặt trên giá để trống trạm trổ rất cầu kì và công phu. Được biết trống bát nhã là sản phẩm trống có giá trị rất cao vì thân trống được làm từ thân cây gỗ rừng nguyên khối.

Thấy tôi vẫn còn chưa hiểu rõ lắm, anh Tân giải thích rằng thân trống phải lấy từ cây gỗ cổ thụ, đục rỗng thân cây và thành chiếc trống. Toàn bộ phần gỗ bên trong đục đi thì không thể sử dụng nữa nên mỗi đoạn thân cây rừng cổ thụ chỉ làm được một chiếc trống chùa bát nhã. Trên thân trống bát nhã còn được trạm trổ, điêu khắc hình rồng phượng cực kì uy nghiêm. Mỗi chiếc trống chùa bát nhã có giá trị cả vài chục triệu đồng.

Trống Bát Nhã

Trống bát nhã có giá trị rất cao

 

Sự sáng tạo tuyệt vời

Với sự năng động của thị trường hiện nay, làng nghề trống Đọi Tam đã thay đổi để bắt kịp hơn với nhu cầu của thị trường. Không chỉ còn đơn thuần là sản xuất những sản phẩm trống gỗlàng trống Đọi Tam đã thay đổi nhiều mẫu sản phẩm, đưa những sản phẩm mới vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu cũng như phát triển làng nghề làm trống bền vững hơn. Có thể kể đến như sản phẩm thùng gỗ sồi ngâm rượu.

Cũng xuất phát từ nhu cầu ngày một phát triển của Việt Nam theo những nước châu Âu. Thùng gỗ sồi ngâm rượu thay thế cho những dụng cụ ngâm rượu công nghiệp như bình thủy tinh, bình nhựa hay bình ngâm rượu kim loại. Chính vì được làm từ gỗ sồi tự nhiên nên mặt hàng thùng gỗ sồi ngâm rượu lại càng được ưa chuộng.

Thùng Gỗ SồiBồn Tắm Gỗ

Sản phẩm thùng gỗ sồi ngâm rượu và bồn tắm gỗ

 

Hay khác nữa đó là sản phẩm bồn tắm gỗ. Ban đầu người dân làng trống Đọi Tam chỉ sử dụng gỗ mít làm bồn tắm gỗ bán cho những khách hàng có nhu cầu tắm thảo dược, hay những spa lớn. Nhưng dần dần bắt nhịp với thị trường, những bồn tắm gỗ pơ mu, bồn tắm gỗ ngọc am, bồn tắm gỗ sồi lần lượt ra đời và nhanh chóng được thị trường đón nhận.

Ấn tượng nhất với tôi có lẽ là sản phẩm trống rượu vang mà có lẽ không nhiều người trong chúng ta từng sở hữu nó. Tôi rất lấy làm bất ngờ với sự sáng tạo của những người thợ làm trống ở đây. Để các bạn có thể hình dung ra tại sao tôi cảm thấy ấn tượng đến vậy là vì lý do thế này. Hình ảnh những người cao bồi ngồi trên xe ngựa kéo những thùng đựng rượu tưởng như chỉ có trên phim ảnh phương Tây thì nay được thợ làm trống Đọi Tam khéo léo đưa vào sản phẩm trống rượu vang cả về hình thức lẫn phần hồn.

Trống rượu vang

Trống rượu vang là sản phẩm đặc biệt nhất

 

Sản phẩm trống rượu vang gồm hai phần, phần xe kéo và phần trống đựng rượu có thể tách rời và chứa được rượu. Một sản phẩm độc đáo như vậy ngoài tác dụng đựng rượu vang đã vô tình trở thành món đồ trang trí lạ mắt và thu hút rất được khách hàng quan tâm.

Tới đây có lẽ các bạn đã phần nào hiểu phần nào về làng nghề cổ truyền trống Đọi Tam. Nếu có cơ hội đi qua nơi đây, hãy ghé thăm làng Đọi Tam một lần để trải nghiệm những điều thú vị như tôi vừa được trải qua. 

 

 
TanvietGroup  
 
 
^ Về đầu trang
replica rolex watches