trongtanviet.com
Quảng cáo
qc phải

LÀNG NGHỀ TRỐNG ĐỌI TAM

TIẾNG TRỐNG XÔ VIẾT NGÂN MÃI NGÀN ĐỜI

TIẾNG TRỐNG XÔ VIẾT NGÂN MÃI NGÀN ĐỜI
Thanh Hương là một xã vùng cao huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Nơi có truyền thống cách mạng chứng nhân lịch sử vang vọng tiếng trống Hoa Quân năm 1930.

LÀNG HOA QUÂN NƠI TIẾNG TRỐNG XÔ VIẾT NGÂN MÃI NGÀN ĐỜI

 

Thanh Hương là một xã vùng núi cao huyện Thanh Chương Nghệ An, gốc là làng Hoa Quân xưa, nơi vang động tiếng trống Xô Viết năm 1930. Nơi đây tự hào có truyền thống cách mạng và gìn giữ tiếng trống Hoa Quân những năm tháng kháng chiến.

 

Xã Thanh Chương

Đường về xã Thanh Chương - Đất Hoa Quân

 

Tự hào truyền thống cách mạng

Những ngày tháng 5 lịch sử này, chúng tôi có dịp về xã vùng cao Thanh Hương. Trong bộn bề công việc triển khai Đề án xây dựng nông thôn mới, sản xuất hè – thu, phòng chống cháy rừng, xét duyệt hồ sơ người có công thời tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 và các cuộc kháng chiến.v.v. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây còn giành công sức, tiền bạc tu sửa ngôi đình làng và phục chế chiếc trống Hoa Quân, những di tích và hiện vật lịch sử gắn liền với hào khí những năm 1930 – 1931 của thế kỷ trước trong niềm tự hào truyền thống của vùng đất cách mạng.

Ông Nguyễn Hữu Lậm, Ủy viên thường vụ, Trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy và ông Nguyễn Văn Tiếu Đại tá công an, cán bộ tiền khởi nghĩa, những người con của quê hương Hoa Quân cho biết: Đình làng Hoa Quân, ngôi đình hàng trăm tuổi được xây dựng bề thế bằng gỗ lim theo kiểu kiến trúc “nội công, ngoại quốc”. Đình thượng để cúng tế nên quanh năm đóng cửa, ngày hội mới được giới chức sắc thời xưa mở cửa thắp hương. Đình hạ là nơi làm việc làng việc nước và sinh hoạt cộng đồng thời trước.  Dưới chính thể mới, ngôi đình này là nơi gắn liền với những hội nghị lịch sử Đảng và sinh hoạt chính trị của nhân dân. Đây là nơi lần đâu tiên, người dân Hoa Quân được tự tay mình cầm lá phiếu bầu Quốc Hội  khóa 1 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 1/6/1946; nơi diễn ra Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ Đảng CS Đông Dương huyện Thanh Chương ngày 4/2/1947; tiếp đó từ ngày 14 đến ngày 21/5/1951, là nơi diễn ra Đại hội Đảng CS Đông Dương Liên khu 4. Còn chiếc trống đình Hoa Quân đường kính 1m đang được trưng bày tại Bảo tàng CM Việt  Nam . Năm 1930 trống đình Hoa Quân được các chiến sỹ cách mạng gánh lên đỉnh núi Sừng Bò phát lệnh, thúc dục nhân dân Hoa Quân và Hạnh Lâm hăng hái tham gia cuộc biểu tình cướp chính quyền huyện đường Thanh Chương tại Tổng Võ Liệt, góp phần làm nên phong trào Xô Viết năm 1930- 1931. Những cống  hiến của Hoa Quân cho cách mạng, bên cạnh sức người, sức của là sự hy sinh anh dũng của 32 Đảng viên, quần chúng ưu tú cho phong trong Xô Viết 1930 – 1931 và 59 liệt sỹ hy sinh trong các cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và làm nghĩa vụ Quốc tế. 

Bởi ý nghĩa lịch sử và hy sinh to lớn ấy mà trải bao biến cố thăng trầm, người dân nơi đây luôn trân trọng giữ gìn và phát huy truền thống. Cụ thể là chuyển tượng đài Liệt sỹ và đình Hoa Quân về khu trung tâm xã, triển khai biên tập lịch sử Đảng bộ; hoàn thành phục dựng di tích văn hóa Phủ Nhơm, đền Hàm Rồng... đang tu sửa đình, phục chế trống Hoa Quân, để cho những di tích, hiện vật lịch sử từng gắn liền với hào khí cách mạng mãi mãi trường tồn, nhằm giáo dục truyền thống của quê hương cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

Để tiếng trống xô viết ngân mãi ngàn đời

Vốn là xã miền núi nghèo thuần nông, diện tích trồng lúa ít ỏi, nên ngoài nghề nông, bao đời nay người dân Thanh Hương phải làm nghề hái lượm và săn bắt. Khi nhà nước đóng cửa rừng, mặc dù Thanh Hương có hàng ngàn ha rừng nghèo và đất trống đồi núi trọc, nhưng do chưa có chủ trường khai thác, nên người dân phải sống trong nghèo đói, không ít người phải li hương xa quê đi khắp nơi làm thuê kiếm sống. Quá trình vươn lên, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hương luôn phát huy truyền thống cách mạng của quê hương mà biểu tượng lớn là tiếng trống Hoa quân. Từ khi Đảng đề ra đường lối đổi mới, tiếng trống Hoa Quân từng dội vang những những năm 1930-1931, ngân lên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nay lại được Đảng Bộ và nhân dân phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới. Nhờ đó khi có chủ trương giao đất giao rừng và những tiến bộ khoa học nông nghiệp được ứng dụng, người dân Thanh Hương đã sớm thay đổi cơ cấu cây trồng. Những bộ giống năng suất cao được đưa vào sản xuất, năng suất lúa nhanh chóng được nâng lên từ 3,2 tấn/ha lên trên 6,5 tấn/ha. Các giống mới ngô, lạc, đậu... cũng được thay thế giống cũ, tạo nên sản lượng lớn góp phần cải thiện đời sống của người dân. Đặc biệt là chủ chủ trương giao đất, giao rừng và bằng sức lao động bền bỉ sáng tạo, người dân Thanh Hương đã khoác màu xanh sự sống lên hàng ngàn ha đất trống, đồi núi trọc và rừng nghèo kiệt. Nhiều mô hình kinh tế trang trại xuất hiện bền vững: như trang trại của ông Ngô Văn Lập xóm 5 với hàng chục ha rừng, 5 ha mặt nước nuôi cá và đàn lợn thường xuyên có 400 con; trang trại ông Đinh Văn Minh xóm 12 với 2 ha chè, 15 ha rừng cây nguyên liệu và máy chế biến chè búp mini; mô hình kinh tế của ông Nguyễn Văn Tư xóm 10 với máy chế biến chè, tiêu thụ sản phẩm cho bà con trồng chè trong xã và quanh vùng; Trang trại lâm nghiệp tổng hợp của ông Nguyễn Văn Thìn, ông Nguyễn Văn Đống xóm 12, Nguyễn Văn Đường xóm 11; trang trại chăn nuôi gia cầm gà vịt lên tới 2.000 con của ông Đậu Đình Trí và hàng loạt gia đình có từ 3 đến hàng chục ha rừng trồng hay vườn chè, cùng hàng chục máy chế biến chè quy mô liên gia đình... mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Kinh tế phát triển, dịch vụ mở mang, hạ tầng nông thôn xã miền núi này không ngừng thay đổi. Xã có hai trục đường chính dài 14 km vốn là đường đất nhỏ bé, nhờ hưởng lợi từ nguồn đầu tư xây dựng đường công vụ được nâng cấp. Hàng chục gia đình tự nguyện hiến một phần đất vườn đã được cấp bìa đỏ, giá trị lớn để mở rộng những con đường này. Một trong hai trục đường chính đã được nhựa hóa. 50 km đường nội bộ đang quá trình nâng cấp, trong đó có18 km đã được bê tông hóa. Khu trung tâm xã rộng 40 ha gồm cư dân xóm 4, chợ, trú sở Đảng, chính quyền, Đài liệt sỹ, đình Hoa Quân, các trường học, trạm y tế, điểm bưu điện văn hóa xã, sân vận động... được xây dựng mới khang trang. Mặc dù khu trung tâm xã quy hoạch và xây dựng từ trước, nhưng rất phù hợp với Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Điều đó chứng tỏ công tác quy hoạch có tầm nhìn chiến lược. Trong hệ thống 3 cấp học, thì Trường tiểu học và trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1. Ngành y tế đạt chuẩn Quốc gia giai, đang tiến tới hoàn thiện chuẩn Quốc gia theo tiêu chí mới của Bộ y tê. Trạm y tế xã là đơn vị luôn nâng cao y đức, làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và là một trong 5 Trạm y tế dẫn đầu trong toàn huyện.  Các tổ chức chính trị xã hội luôn phát triển mạnh mẽ và đều được huyện xếp loại tiên tiến xuất sắc.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã hoàn thành công tác Quy hoạch, đang tiến hành việc chuyển đổi ruộng đất, làm giao thông nông thông, giao thông nội đồng, xây dựng bộ máy hành chính đủ đức tài, năng lực chuyên môn tốt.v.v. Để thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới và sớm về đích Chương trình này, hơn lúc nào hết truyền thống cách mạng lại tiếp tục phát huy và tiếng trống Hoa Quân lại tiếp tục được ngân lên cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phấn đấu xây dựng. Người dân đã sẵn sàng hiến đất làm đường giao thông nông thôn, góp ruộng làm đường và kênh mương nội đồng, nhiều con em đi xa đang được nêu gương góp sức xây dựng quê hương...

Thanh Hương đang đổi thay trên tiến trình hội nhập với những đột phá trong phát huy nội lực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới nảy sinh những mâu thuẫn. Đơn cử là việc xây dựng “điện khí hóa” những năm 90 thế kỷ 20. Sự đột phá này mặc dù đã đưa Thanh Hương, một xã khó khăn trước năm 2000, trở thành đơn vị tiên phong của huyện đưa điện về đến tận những vùng sâu, vùng xa toàn xã. Hiệu quả rất rõ ràng bởi “Điện khí hóa” không chỉ phục phụ sinh hoạt mà cả cho sản xuất như cưa xẻ gỗ, máy sao, sấy chè...góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nhưng do nóng vội, thiếu tính toán và không thực hiện đầy đủ chặt chẽ quy chế dân chủ, nên đã để lại khoản nợ lớn từ nguồn vay NH và cá nhân kéo dài. HĐND xã đã ra Nghị quyết số 18 huy động  sức dân hàng trăm triệu đồng, cùng với những nguồn tài chính khác đã cơ bản hoàn trả được số nợ này. Tuy nhiên quá trình thực hiện Nghị quyết 18 đã nảy sinh kiện tụng kéo dài. Hàng chục cuộc thanh tra, tiếp dân các cấp khẳng định HĐND xã ban hành Nghị quyết 18 là đúng pháp luật, nhưng vẫn chưa làm thỏa mãn một số ít cán bộ Đảng viên và người dân.

Đó chỉ là khó khăn tạm thời, bởi về Thanh Hương trong những ngày tháng 5 lịch sử, chúng tôi nhận thấy những đổi thay diệu kỳ, những gương mặt người dân ngời sáng niềm tin và tiếng trống Hoa Quân, biểu trưng cao độ truyền thống CM của miền đất này luôn ngân vang, thúc dục Đảng bộ và người dân Thanh Hương đoàn kết, chung sức vươn tới mục tiêu xây dựng quê hương giàu đẹp.

 
TanvietGroup
 
 
 
^ Về đầu trang
replica rolex watches