trống sấm, trống to nhất việt nam, trống đọi tam, trống thăng long, trống trường học, trống đại, trống giáo xứ, trống rồng, trống nhất thế giới, trống hội, trống đình chùa, kích thước trống, giá bán trống, bảng giá bán trống
Để làm ra một quả trống chuẩn mực về kết cấu mà âm thanh hùng tráng vang xa không phải chuyện đơn giản. Nhưng để làm ra một quả trống cao đến 2,63m và mặt trống 2.2m thì chỉ có những nghệ nhân lành nghề trên 15 năm kinh nghiệm của làng nghề trống thôn Đọi Tam mới có thể thực hiện được. Và nó được đặt với cái tên “Trống Sấm”.
Sở dĩ có tên Trống Sấm vì khi dùng đúng loại dùi trống đánh lên trống, âm thanh của trống vang rền, hùng hồn mà chỉ được sử dụng trong việc khai mạc các lễ lớn, các hội lớn.
Và trong bài này chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu tại sao các nghệ nhân xưởng trống Tân Việt của làng Đọi Tam làm ra được quả trống có kích thước như vậy, và quá trình làm ra quả trống Sấm gian nan ra sao.
Lúc bấy giờ chiếc trống lớn nhất Việt Nam được đặt ở văn miếu Quốc Tử Giám có chiều cao 2,6m và đường kính mặt 2,01m. Ông Phạm Công Nghị đã trình bày ý tưởng và yêu cầu làm một chiếc trống to hơn. Và được toàn bộ nhân dân giáo xứ Hoàng Xá hưởng ứng nên tất cả đã bắt tay vào công việc.
Để làm ra quả trống, thường có 3 công đoạn chính: Làm da, làm tang và bưng trống.
Da phải là da trâu được làm mỏng bớt và phơi khô để có độ bền cao. Nhưng đối với quả trống sấm có đường kính mặt da rộng 2,2m thì quả là không hề đơn giản chút nào. Để tìm được bộ da trâu đủ lớn để làm mặt trống sấm. Một nhóm thợ của xưởng trống Tân Việt đã khăn gói lặn lội khắp các tỉnh miền bắc gần 1 tháng trời không thể tìm ra cặp da trâu tương xứng. Tại xưởng tất cả đều chờ tin của nhóm thợ. Không dám làm thân trống trước vì không ai chắc chắn là tìm được bộ da trâu như vậy. Bởi từ trước đến nay đây là quả trống to nhất thôn Đọi Tam nhận thực hiện. Cuối cùng đã đặt mua được 2 bộ da trâu tại Lào và Trung Quốc.
Có được cặp da trâu làm mặt trống cả đội bớt đi phần gánh nặng, nhưng để tìm được những cây gỗ mít và thẳng đủ làm thân trống cũng không kém phần gian nan thử thách. Phải quyết tâm lắm họ mới tìm được và đưa những cây gỗ mít cổ thụ tại tỉnh Điện Biên gần với biên giới nước bạn Lào đủ tiêu chuẩn để làm ra quả trống sấm này. Mặc dù tiếc những cây mít hàng năm trĩu quả nhưng nghe những người thợ trình bày về việc muốn làm chiếc trống to nhất Việt Nam nên bà con đã cùng nhau quyên góp những cây mít cho đội thợ. Tổng cộng đến 31 cây mít thuộc vào hàng cổ thụ. Trở về cùng chuyến xe tải chở gỗ mít tôi cảm nhận được hân hoan của họ như trút hết gánh nặng. Ngoài ra để làm vòng đai xung quanh thân trống phải tốn 3 cây xà cừ tía.
Khi đã đủ nguyên liệu là da trâu và gỗ mít, ngày 2 tháng 10 năm 2008 các nghệ nhân bắt tay ngay vào công việc không hề chậm trễ. Việc xẻ gỗ mít được diễn ra nhanh chóng, chỉ phần lõi được giữ lại làm thân trống, khi tang trống được xẻ đầy đủ và phơi thật khô kiệt thì tới công đoạn ghép tang trống. Đội thợ phải dựng dàn giáo tre luồng, căng bạt trên một khu đất rộng mới đưa được những thanh tang trống vào vị trí nhưng đòi hỏi sao cho quả trống cân đối, nây thật đều. Những thanh tang trống phải được ghép với nhau sao cho thật khớp thì trống mới có được âm thanh rền vang và hùng tráng. Công đoạn này cũng mất gần 1 tuần lễ.
GHÉP TANG TRỐNG
Đến ngày 8 tháng 12 năm 2008 những người thợ làm tới công đoạn bưng trống hay còn gọi là bịt mặt trống. Phải dùng hơn 200m dây trão và 8 người thanh niên trai tráng khỏe mạnh dùng hết sức dận mạnh lên mặt trống để da trâu dãn đều. Qua gần một tuần lễ mới hoàn thành được 2 mặt trống. Sử dụng những chiếc đinh mũ làm bằng tre để căng mặt trống. Cũng phải nói thêm công đoạn lấy tiếng trống. Những người thợ sẽ đứng lên mặt trống, dậm chân hết sức để mặt trống dãn ra. Rồi dùng kích thủy lực và dây trão căng lên. Tìm hiểu về công đoạn này chúng tôi được biết lấy tiếng cho trống phải là người thợ có đôi tai nhạy bén, và cảm nhận cực kỳ nhạy cảm mới tạo ra được quả trống chuẩn âm. Vậy là khi đã căng được mặt trống thì công việc đã hoàn thành phần lớn.
TRỐNG SẤM
Để hoàn thành chiếc trống này, phải dùng hết 31 cây gỗ mít, 3 cây xà cừ tía, 9kg đinh vít, 15kg sơn, hơn 40 người thợ cùng sự giúp đỡ của bà con trong 3 tháng trời. Theo ông Phạm Văn Khanh, giá trị của chiếc trống lúc bấy giờ lên tới gần 100 triệu đồng. Còn theo ông Nghị cho biết, 50 năm trong nghề chưa bao giờ ông thấy một chiếc trống có kích thước lớn đến vậy.
TRỐNG LỚN NHẤT VIỆT NAM
Chiều cao trống là 2,63m, mặt trống có đường kính 2,17m, vị trí bọng trống to là 3,4m. Lớp da bọc có độ dày 1cm. Sử dụng đến 102 thanh tang trống độ dày 3,3cm. Độ dài vòng tang trống là 11m. Theo tính toán thể tích của chiếc trống là 10m3, trọng lượng lên tới 1000kg… Như vậy chiếc trống của bà con xứ đạo Hoàng Xá – Xã Nguyên Xá – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình chính thức trở thành chiếc trống có kích thước lớn nhất Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại. Và cũng chưa có tài liệu nào trên thế giới nói về chiếc trống to hơn như vậy. Tiếng trống sấm của người dân xứ đạo Hoàng Xá đã vang lên chào mừng ngày Đức Chúa giáng sinh và đón tết nguyên đán Kỷ Sửu 2009 trong niềm hân hoan và hãnh diện. Còn những người thợ làm trống thôn Đọi Tam cũng vui mừng vì góp công sức để đất nước Việt Nam sở hữu chiếc trống to nhất thế giới