CƠ SỞ SẢN XUẤT TRỐNG TÂN VIỆT THUỘC LÀNG NGHỀ TRỐNG CỔ TRUYỀN THÔN ĐỌI TAM
Xã Đọi Sơn có ngôi chùa Long – Đọi Sơn hay còn gọi là chùa Đọi. Ngôi chùa hàng ngàn năm tuổi cổ kính. Nhưng xã Đọi Sơn còn có một địa danh nổi tiếng khác đó là làng Đọi Tam. Một ngôi làng bình thường như bao làng quê khác nhưng có gì đặc sắc và thu hút đến vậy. Tôi và các bạn sẽ cùng đi tìm hiểu làng trống Đọi Tam.
LÀNG NGHỀ TRỐNG ĐỌI TAM
SỰ RA ĐỜI CỦA NGHỀ LÀM TRỐNG
Tương truyền rằng vào năm 986 khi vua Lê Hoàn đến mảnh đất Đọi Sơn để khai khẩn nền nông nghiệp lúa nước. Thôn Đọi Tam bấy giờ có hai anh em tên Nguyễn Tiến Năng và Nguyễn Tiến Đạt muốn chào đón vua bằng một thứ gì đó thật đặc biệt. Vì vậy hai anh em đã đi đến quyết định lấy tiếng trống để chào mừng nhà vua. Hai anh em đốn hạ gỗ mít, dùng da trâu để dựng lên quả trống gỗ. Khi nhà vua nghe tiếng trống rền vang như sấm đã đặt tên là trống Sấm. Và cái tên trống Sấm ở Đọi Tam có từ đó. Và cũng kể từ đó hai anh em ông Năng và ông Đạt được người dân nơi đây tôn thờ là Trạng Sấm. Hiện nay dưới chân núi Đọi, trong làng Đọi Tam vẫn còn ngôi đền hoàng thành thờ hai Trạng Sấm.
TRỐNG SẤM LÀNG ĐỌI TAM
Một lần khác vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Đại La khi đoàn thuyền đi từ sông Đáy vào sông Châu để đi thông ra sông hồng, đến đoạn dưới chân núi Đọi thì người dân mang trống ra gõ mừng. Vua thấy hài lòng bèn mang theo một số người thợ trống làng Đọi Tam đi theo về kinh đô. Vì vậy có thông tin rằng phố Hàng Trống ở kinh thành Thăng Long là do những người thợ trống Đọi Tam lập nên từ đó.
Để dựng được một quả trống có âm vang như sấm, điểm quan trọng nhất đó là phải có được bộ da ưng ý dùng để bịt mặt trống. Nghệ nhân làng Đọi Tam phải chọn những con trâu to khỏe để thịt lấy da. Mảng da phần đầu, gáy, và tứ chi được cân nhắc kỹ trước khi dùng dao rạch. Một nghệ nhân làm trống ngoài con mắt tinh tường, đôi tai thính âm còn phải có bàn tay điêu luyện. Khi lột được bộ da trâu nguyên tấm, thợ trống mới đem thuộc da. Cái tinh túy và tài hoa của người thợ trống làng Đọi Tam phần lớn ở kỹ thuật xử lý da trâu. Đó cũng là lý do mà đến nay chỉ có người nghệ nhân làm trống thôn Đọi Tam mới làm ra được những quả trống tiếng trầm vang như vậy. Những người thợ làng trống Đọi Tam thường đi mua da trâu vào những ngày trời nắng, sau đó phải mang phơi dưới cái nắng gay gắt để da trâu được hong khô nhanh nhất, như vậy tiếng trống mới ấm, vang xa. Trong quá trình bào da, những người thợ phải tập trung hoàn toàn vào công việc để miếng da phải mỏng thật đều.
DA TRÂU LÀM MẶT TRỐNG
Công đoạn tiếp theo đó là làm thân trống hay gọi là tang trống. Tang trống là những thanh gỗ mít được lựa chọn kỹ khi sử dụng. Người thợ sử dụng gỗ mít mà không phải cây gỗ nào khác vì lý do gỗ mít nhẹ, không bị ngót khi khô và rất dẻo dai. Người thợ phải tính toán thật kỹ sao cho ghi ghét những tang trống lại với nhau thì thân trống phải thật khít. Có như vậy âm của trống mới vang.
THÂN TRỐNG LÀM BẰNG GỖ MÍT
Công đoạn kế tiếp là căng mặt trống, công việc này đòi hỏi nghệ nhân phải có đôi tai cực kỳ nhạy bén, điều chỉnh sao cho mặt trống phải căng nhưng tiếng trống vẫn phải thật vang. Căng được mặt trống là cơ bản đã hoàn thiện xong 1 quả trống. Còn lại là sơn thân trống, vẽ hoa văn trang trí cho phù hợp.
NGHỀ TRUYỀN THỐNG MANG LẠI THU NHẬP CHÍNH
Hiện nay theo thống kê có khoảng gần 1000 thợ trống của làng Đọi Tam sản xuất trống tại làng và nhiều nơi trên khắp các tỉnh thành trên cả nước. Nếu như trước đây tất cả các công đoạn đều được làm thủ công thì nay đã đưa vào sử dụng nhiều máy móc hiện đại như bảo, cưa máy, máy tiện để năng suất lao động được tăng cao. Nhờ vào nghề làm trống mà không ít hộ dân làng Đọi Tam có được cuộc sống ấm no đầy đủ.
Trao đổi với chúng tôi: Ông Hồng - Một nghệ nhân cao tuổi nhất trong làng đã gắn bó với nghề gần 70 năm nay tâm sự: “Tôi đã được tổ tiên truyền lại nghề khi mới 12 tuổi. Bây giờ nghề đã ăn sâu vào tâm trí, vào trong tiềm thức của tôi rồi. Dù thế nào tôi vẫn phải căn dặn con cháu phải cố gắng giữ nghề cho đời sau. Là người Đọi Tam thì phải sống theo nghề truyền thống của người Đọi Tam”
Nếu có dịp ghé thăm làng nghề trống thôn Đọi Tam, các bạn có thể mua cho mình những sản phẩm trống độc đáo để lưu giữ lại. Trong thời kỳ mới, những người thợ trống làng Đọi Tam tập trung sản xuất những mặt hàng trống trường học, trống đoàn đội phục vụ nghi thức đội. Trống đình chùa đặt tại chùa, các mẫu trống chùa bát nhã. Những sản phẩm mới được sáng tạo từ quả trống như thùng gỗ sồi, thùng gỗ sồi đựng rượu hoặc bồn tắm gỗ sồi cũng được chế tác rất công phu và chất lượng.
Chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn CSSX trống TÂN VIỆT một cơ sở sản xuất lớn nhất nhì làng trống Đọi Tam, tại đây quý khách sẽ có thể lựa chọn những trống trống đầy đủ kích thước, bảng giá trống cụ thể.
XEM THÊM