Tiếng trống hội trung thu
Múa lân, sư rồng trường kia thường được tổ chức trong mỗi dịp tết trung thu nhưng nay đã phát triển rộng hơn sử dụng cả những ngày trọng đại như khai trương cửa hàng, khởi công công trình. Vì hình ảnh ba con linh vật này mang lại điểm lành, sự thịnh vượng, sức khỏe và tính nhanh nhạy cho người chủ.
Múa lân trung thu là một hoạt động dân gian truyền thống ngày càng được phát triển, được ưa thích vì sự vui nhộn, rộn ràng nhịp trống lân tạo không khí vui tươi phấn trấn trong những ngày rằm trung thu. Có cảm giác rằng trung thu mà thiếu đi tiếng trống múa lân thì đã mất đi phân nửa không khí.

Trung thu mà thiếu đi tiếng trống múa lân thì mất đi phân nửa không khí
Để có được một đội múa lân đầy đủ đánh tiếng trống múa lân trung thu thì cần có rất nhiều thứ. Một đội lân dù không chuyên nghiệp cũng phải có tối thiểu những vật dụng như sau: Trống múa lân, đầu lân hoặc cả bộ đầu lân và thân lân, quần múa lân, chập cheng hay còn gọi là thanh la đồng, một bộ đồ ông địa gồm quạt nan, mặt nạ và quần áo ông địa. Có vậy mới cơ bản có thể sử dụng để múa lân dịp trung thu.
Trống múa lân:
Trống múa lân có rất nhiều loại từ kiểu dáng, kích thước. Trống múa lân mặt trống được làm từ da trâu, thân trống bằng gỗ mít. Khác với những loại trống trường học hay trống đình chùa, trống múa lân có mặt trống dày hơn, căng hơn để tiếng trống được rộn ràng. Tùy theo tổ chức, mục đích múa lân mà chọn được chiếc trống múa lân cho phù hợp. Trống múa lân sơ lược thì có những loại: trống lân Việt Nam, trống lân Trung Quốc, trống lân miền nam. Nếu về kích thước thì có trống lân 4 tấc, trống lân 5 tấc và trống múa lân 6 tấc.


Trống lân rất phong phú và đa dạng về mẫu mã và kích thước trống
Về đầu lân:
Đầu lân được lựa chọn tùy theo độ tuổi sử dụng, tuổi nhỏ thì dùng đầu lân nhỏ để dễ dàng biểu diễn, vì đầu lân càng to thì càng nặng, khó biểu diễn những kỹ thuật khó. Có thể kèm theo cả đuôi lân và bộ quần múa lân cho 2 người múa. Đầu lân có một số loại cơ bản là đầu lân kim sa hoặc đầu lân lông cừu.

Đầu lân kim sa, đầu lân lông cừu được thiết kế đẹp mắt, sinh động
Chập cheng:
Chập cheng hay còn gọi là thanh la, được kết hợp với trống múa lân để tạo ra tiếng trống múa lân trung thu. Chập cheng là hai tấm đồng thau mới có tiếng chuẩn nhất,
Tiếp đó là bộ đồ ông địa:
Hình ảnh ông địa với khuôn mặt lúc nào cũng toe toét cười, bụng phệ và cầm quạt nan phe phẩy đã gắn liền với những con lân. Ông địa tượng trưng cho sự đầy đủ, cuộc sống an nhàn và hưởng lạc.
XEM THÊM