Nghệ thuật Lân - Sư - Rồng
Múa lân sư rồng là truyền thống văn hóa đáng được lưu truyền và gìn giữ trong dân gian, hoạt động biểu diễn lân sư rồng giúp người xem phấn trấn, vui vẻ xua tan đi những mệt mỏi khó khăn của cuộc sống đời thường.
Khi biểu diễn nhạc trống lân sư rồng phải chú ý tới các điều sau: Nhạc trống múa lân, tiếng trống múa lân, tiếng trống múa lân hay nhất, nhịp trống múa lân để đạt được hiệu quả cao nhất trong biểu diễn trống múa lân.
Biểu diễn nhạc trống lân sư rồng
Nhạc trống lân sư rồng không chỉ có tiếng trống múa lân tạo thành mà còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa người đánh trống, người điều tiếng thanh la, người đánh não bạt hay còn gọi là chũm chọe, chập cheng.
Về trống múa lân, trống được làm từ gỗ mít và da trâu. Khác với các loại trống trường học, trống lễ hội thì trống múa lân sư rồng chỉ được bịt kín 1 mặt. Trống múa lân có rất nhiều loại, từ nhỏ tới lớn và các mẫu mã khác nhau. Trống múa lân thường dùng là loại trống 5 tấc, 6 tấc sơn đen hoặc trống lân 5 tấc gỗ lõi mít. Hơn nữa ngày nay có đầy đủ các mẫu trống lân Việt Nam và trống lân Trung Quốc.
Trống lân có rất nhiều mẫu mã đặc sắc và phong phú
Người đánh thanh la có vị trí quan trọng thấp hơn so với trống, thanh la được treo trên giá và đánh đuổi nhịp trống. Thanh la làm bằng đồng thau, tùy theo hội diễn lớn nhỏ mà dùng thanh la kích thước tương tự.
Não bạt, chũm chọe hay còn gọi là chập cheng. Nhạc cụ này cũng bằng đồng thau, gồm hai tấm đồng úp vào nhau, người đánh não bạt, chập cheng cầm hai tay hai tấm đồng đánh vào nhau tạo ra tiếng kêu xùng xèng.
Nhạc trống lân sư rồng là một đặc sản của miền quê vùng đồng bằng trung bộ và nam bộ. Ngày nay múa lân sư rồng được phát triển rộng rãi hơn, trong các dịp khai trương cửa hàng, khởi công những công trình lớn nhằm mang lại may mắn, sức khỏe và thuận lợi cho khởi đầu mới.
Biểu diễn nhạc trống múa lân mang lại may mắn, sức khỏe và thuận lợi cho khởi đầu mới
XEM THÊM