Tiếng trống múa lân
Kỳ lân là con vật linh thiêng gắn liền với nhiều truyền thuyết ly kỳ được truyền tai nhau hết đời này đến đời khác. Tiếng nhạc trống kỳ lân cũng bắt nguồn từ một câu chuyện như vậy.
Chuyện kể rằng, xưa kia có một con quái thú (kỳ lân) to lớn, hung dữ kéo về phá phách một làng quê làm nhiều người toan bỏ chạy. Phật tổ như lai thấy được bèn đích thân xuống hạ giới bắt con quái thú kia lại và mang về thuần phục nó, khi phật tổ bắt quái thú thì người dân trong làng mang trống chiêng ra đánh để cổ vũ và cảm ơn. Sau thời gian thuần phục con thú hoang (con kỳ lân) để nó chuyển sang ăn thực vật và thay đổi hướng thiện, hàng năm phật tổ như lai dắt con kỳ lân xuống hạ giới vào những ngày rằm trung thu, tết nguyên đán để đi chúc sức khỏe nhân dân và để thấy con kỳ lân đã được thuần phục hoàn toàn, bỏ ác hướng thiện.
Ông địa là hình ảnh tượng trưng của như lai phật tổ thuần phục con lân
Từ đó về sau để ghi nhớ công của như lai phật tổ thì người dân dưới trần gian hàng năm tổ chức đánh trống múa kỳ lân. Trong đội nhạc trống kỳ lân không thể thiếu hình ảnh Ông Địa, người mà lúc nào cũng luôn cười, đầu hói tay cầm quạt nan phe phẩy đi lại dẫn theo con kỳ lân nhảy nhót. Con kỳ lân nhảy từng động tác theo sự chỉ đạo của ông địa gợi nhớ hình ảnh phật tổ như lai thuần phục quái thú.
Hàng năm nhân dân tổ chức múa lân để ghi nhớ công lao phật tổ thuần phục quái thú
Trong khi thực hiện các bài múa kỳ lân không thể thiếu tiếng nhạc trống kỳ lân. Trong dàn nhạc trống kỳ lân bao gồm trống múa lân, thanh la, não bạt hay còn gọi là chập cheng, chũm chọe. Trống múa lân có vai trò điều khiển, giữ nhịp dàn trống múa lân và điều khiển các động tác múa kỳ lân.
Trống múa lân Tân Việt
Cửa hàng trống lân Tân Việt bán các loại trống múa lân đầy đủ mẫu, trống múa lân 5 tấc, trống múa lân gỗ lõi mít. Đặc biệt cửa hàng chúng tôi phân phối đầy đủ các loại trống múa lân Trung Quốc, trống múa lân Việt Nam đẹp và bền.
XEM THÊM