Các loại trống dân gian
Trống bộc
Trống Bộc thuộc vào hàng trống nhạc cụ
Trống một mặt, đường kính khoảng 10 cm, tang trống bằng gỗ, cao khoảng 6 cm, gõ bằng dùi. Âm thanh đục, không vang. Dùng trong ban nhạc bát âm. Trống một mặt, bịt bằng bong bóng lợn, đường kính khoảng 20 cm, tang trống bằng gỗ, cao 5 cm, có một tay cầm 12 cm. Âm thanh cao, trong trẻo, thanh thoát. Dùng để điểm nhịp cho người tụng kinh. Thường là một cặp trống một mặt, đường kính 20 cm, âm thanh cách nhau một quãng 5, đánh bằng dùi tre, chỉ dùng riêng trong ban hát xẩm, tang trống thấp khoảng 4 tới 5 cm.
Trống Sấm
Trống Sấm thường được sử dụng trong đình làng
Trống hai mặt, trống to, đường kính 1,50 m tang trống cao 1,70 m, hai mặt bịt bằng da hai con trâu mộng, được đóng vào tang trống bằng đinh tre. Tang trống làm bằng gỗ mít, ở giữa phình ra, được sơn son, vẽ rồng mây, có ba đai bằng dây cật tre tết lại. Ở trong cung đình trống được treo vào giá gỗ sơn son trên đó có hình một con quạ đứng. Dùi trống làm bằng gỗ găng. Dùng trong dàn nhạc cung đình Đường Thượng Chi Nhạc (thời Hậu Lê), Đại Nhạc (thời Nguyễn). Trong nhân dân trống sấm được dùng trong những lễ cầu đảo.
Trống đại
Trống đại không thể thiếu trong những hội lớn
Trống đại, Trống lớn gần bằng đứa trẻ 10 tuổi.
Trống đại và trống cái to gần như trống sấm, có hình dáng như trống sấm. Tiếng trống to, trầm, vang xa. Đình chùa nào cũng có trống đại. Trống được đánh xen với chuông đồng hay chiêng lớn. Khi có mặt trong đám rước, vì quá lớn nên trống đại phải đặt trên giá xe chở đi.
Trống đại, trống cái được dùng trong đời sống hằng ngày với nhiệm vụ thông báo, gọi là trống ngũ liên báo động có trộm cướp, vỡ đê, hỏa hoạn.
Nghe tiếng trống sư tử phụ họa cho nguời đội đầu sư tử và người cầm đuôi nhẩy múa chào mừng đám đông, khi vờn quả cầu hay cái quạt do ông Địa nhứ, khi lấy tiền hay quà treo thưởng trên cao...
Trống đại, trống cái có mặt trong lễ hội, đám rước, trong những trò vui với những tiết tấu khác nhau như nhịp trống múa sư tử, nhịp trống rưóc, nhịp trống đấu vật, nhịp trống đua thuyền...
Trong ngày lễ chùa, trống đặt trên xe đi trong đám rước. Không có đám ma nào mà không có tiếng trống cái...Tiếng trống to, vang xa nhưng không trầm bằng trống đại. Trống cái cũng có mặt trong các dàn nhạc cung đình Đường Thượng Chi Nhạc, Đại Nhạc, Nhã Nhạc, Nhạc Huyền, Nhạc Tuồng, Chèo, Bài Chòi, Nhạc Lễ, Đội Trống Ngũ Lôi.Hiện nay, trống cái hay là trống đại được sử dụng trong các ban nhạc gọi là tổng hợp vì nhạc cụ của cả hai vùng cao, vùng suôi được hoà tấu chung.
Trống chầu
Trống chầu thuộc trong bộ nhạc cụ hát chầu
Trống của sân khấu Tuồng, Chèo, trông giống như trống cái nhưng được làm công phu hơn. Chỉ gõ bằng một dùi để điểm câu hát (1 tiếng tùng), khen ngợi (2 hay 5 tiếng tùng) hay chê bai (1 tiếng tịch = 1 tay chặn, 1 dùi đánh) đào kép, góp ý với thầy tuồng (1 tiếng các = đánh vào tang trống).
Trống chiến, trống trận
Trống động viên khích lễ trước mỗi giờ xuất quân
Như trống cái nhưng nhỏ hơn, âm thanh nghe rộn ràng, khoẻ vang.
Trống Cái trong Hát Tuồng (chụp cuối thế kỷ 19)
Là trụ cột của ban nhạc Tuồng, mở câu, chấm câu, thôi thúc xuất trận hay làm đối âm cho câu hát. Trống này cho người đánh nhiều âm khác nhau :
Thùng = đánh giữa mặt trống
Tang = đánh rìa mặt trống
Rụp = đánh 2 dùi ở mặt trống
Tịch = 1 dùi chặn, 1 dùi đánh
Tòng = đánh nhóm dùi vào mặt trống
Các = đánh vào tang gỗ.
Vào khoảng năm 1956, tôi có thu thanh được một số điệu trống trong Hát Bộ Bình Định. Những điệu này có công dụng phụ hoạ cho diễn viên Tuồng trong các vai trò, hành động... của mình.
Tôi cũng sưu tập được bức hình một ban hát ở nhà quê chụp vào cuối thế kỷ 19, không biết gọi là ban gì, bởi vì ta thấy có người đánh đàn đáy, có thiếu nữ ngồi gõ phách và hai người đứng múa.
Đặc biệt có một nhạc công giơ tay đánh cái trống lớn ở giữa hình.
có nhạc công giơ cái dùi đánh trống cái...Ở Trung Bộ, Nam Bộ, trống chiến có mặt trong ban nhạc lễ, khi có lễ đình, lễ tang...